HỘI THẢO: Nhân học số ở Việt Nam: Xu hướng,Tiềm năng và Triển vọng
Khoa Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8:30 – 18:30, thứ Sáu, ngày 14/12/2018
Phòng 302, Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Liên lạc: nguyet.ussh2010@gmail.com hoặc tranthuyduong156@gmail.com
Tóm tắt hội thảo
Chúng ta đã tiến tới một thời điểm cấp bách của ngành Nhân học, được đánh dấu bằng sự hội nhập kỹ thuật số trong thế kỷ 21 này. Len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, tổ hợp của điện toán di động và Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT) đã tạo ra giao diện đa lớp giữa cá nhân và thế giới. Chúng ta không thể tiếp tục duy trì các góc nhìn nhân học được đưa ra từ thời kỳ trước. Trung gian trong ngành dân tộc học đã được hoàn nguyên về chủ thể là các cá nhân. Kể từ kiệt tác Writing Culture, các nhà nhân học đã kêu gọi một phương pháp dân tộc học có tính tăng quyền và cộng tác hơn. Các nhà phương pháp luận giải thực dân (Decolonising Methodologies) đã kêu gọi những thực hành có tính chất toàn diện và tăng quyền hơn, cũng như các công trình tăng tính xã hội hơn. Và Nhân học số đã hướng đến các khả năng đa dạng khi chúng ta áp dụng các công cụ và phương pháp luận kĩ thuật số nhằm tạo ra các dự án cộng đồng có tính toàn diện, tính tham gia và tăng quyền hơn. Một ngành Nhân học phù hợp với thời đại của chúng ta nên có tính hợp tác, năng động, tiếp cận từ dưới lên và mang tính tăng quyền; các “chủ thể” phải chuyển hoá thành những người tham gia hoặc hơn thế. “Chủ thể Nhân học” của thế kỷ 21 không còn có thể đóng khung vào cách phân loại mang tính chủ quan được tạo ra bởi các dự án mang tính thực dân.
Việt Nam là một trong những quốc gia kết nối với không gian số nhất trong khu vực Đông Nam Á. Người dùng Việt Nam trong kỷ nguyên số cũng là một trong những người tạo nội dung phong phú nhất, dù với tư cách cá nhân hoặc thành viên trong rất nhiều “cộng đồng” online. Nhân học ở Việt Nam có đứng ngang hàng trong ngành với sự phát triển số này hay không? Nhân học Việt Nam có đủ kỹ thuật và khả năng để minh hoạ về đời sống theo phương pháp dân tộc học trong thời đại 4.0 hay không? Nhưng nếu chúng ta xem sự bao trùm số, hiểu theo nghĩa rộng, như là sự chuyển mình cơ bản của mối quan hệ ba bên giữa nhà nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và chủ thể nghiên cứu thì cần ghi nhận rằng chúng ta đã tới một thời điểm lịch sử với sự xuất hiện của các cơ hội mới, những cơ hội có thể thay đổi triệt để chế độ nhận biết. Có lẽ chúng ta nên hỏi một câu có tính phản thân hơn, Nhân học ở Việt Nam đã chuyển mình trong cuộc Cách mạng Số, nơi diễn ra sự trao đổi mạnh mẽ len lỏi vào mọi ngóc ngách ở Việt Nam hay chưa?
Hội thảo này đặt ra một số vấn đề sau:
- Tình trạng thực hành Nhân học ở Việt Nam ra sao khi đối diện với các khả năng số mới xuất hiện?
- Các câu chuyện cốt lõi nào đằng sau thực hành nhân học có tính tham gia ở Việt Nam có thể chớp lấy “sự đổi hướng số” này?
- Sự nghiên cứu về lý thuyết và bối cảnh nào có thể phát triển nhân học số có tính cộng tác ở Việt Nam?
- Đâu là cách tiếp cận liên ngành mới và các chủ đề sáng tạo để phát triển thúc đẩy Nhân học số đa sắc thái ở Việt Nam?
- Các công cụ và phương pháp số nào đang có sẵn có thể tạo ra các thay đổi trong ngành Nhân học tại thời điểm lịch sử toàn cầu hoá này?
Chương trình dự kiến
8:00 – 8:30
Đăng ký đại biểu
8:30 – 8:40
Giới thiệu: Nguyễn Trường Giang
8:40 – 8:50
Diễn văn khai mạc: Phạm Quang Minh
(Lưu ý: Mỗi diễn giả có 20 phút để trình bày và 20 phút dành cho thảo luận)
Phiên 1 – Các nghiên cứu lý thuyết
Chủ toạ: Nguyễn Văn Chính
8:50 – 9:30
Nguyễn Trường Giang,
Nhân học số ở Việt Nam, từ Lý thuyết đến Thực hành
(10:00 giải lao tại chỗ)
9:30 – 10:10
Stan BH Tan-Tangbau, “Một chế độ nhận biết khác biệt cho Nhân học số đa sắc thái ở Việt Nam – Nắm bắt thế giới thông qua tăng quyền cá nhân”.
10:10 – 10:50
Thạch Mai Hoàng, “Đột phá trong Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Việt Nam bằng Nhân học số”
10:50 – 11:30
Jerry Watkin & Nguyễn Phương Liên,
Hướng tới một chỉ số về bao trùm kỹ thuật số
11:30 – 12:10
Nguyễn Công Thảo,
Ứng dụng nhân học số trong nghiên cứu thiên tai vùng tộc người thiểu số
12:10 – 13:10 Ăn trưa
Phiên 2 – Xu hướng
Chủ toạ: Stan BH Tan-Tangbau
13:10 – 13:50
Đỗ Quỳnh Anh,
“Xa điện thoại không ở được đâu”: Trải nghiệm của thanh niên dân tộc thiểu số về cộng đồng online
13:50 – 14:30
Nguyễn Văn Chính,
Tri thức, truyền thông mạng và sự lan tỏa các trào lưu xã hội ở Việt Nam
14:30 – 15:10
Trần Thuỳ Dương, “Sự tăng quyền thông qua kĩ thuật số cho các nhóm yếu thế về mặt xã hội và văn hoá trong du lịch vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam”.
15:10 – 15:30 Giải lao
Phiên 3 – Tiềm năng và triển vọng
Chủ toạ: Nguyễn Trường Giang
15:30 – 16:10
Các kho tư liệu cổ và quí hiếm tại Thư viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Nguyễn Văn Thịnh
Viện Thông tin Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
16:10 – 16:50
Nguyễn Lan Phương, Dương Tuấn Nghĩa & Nguyễn Văn Thắng,
Tiềm năng nhân học số ở Lào Cai
16:50 – 17:30
Nguyễn Vũ Hoàng,
Đánh giá ưu và nhược điểm của một số phương thức số hóa trong bảo tàng
17:30 – 18:10
Phạm Văn Dương
Nhân học số và ảnh hưởng của nó trong lĩnh vực bảo tàng học: Trường hợp Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
18:10 – 18:30
Bế mạc: Nguyễn Văn Chính
Kết thúc hội thảo
Chủ trì:
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tổ chức:
Khoa Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT Hà Nội
Hỗ trợ bởi:
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Sáng kiến “Đối thoại với Hà Nội”, Đại học RMIT Hà Nội
Centre of Digital Excellence, Đại học RMIT Hà Nội
Người tổ chức:
Nguyễn Trường Giang (Khoa Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Nguyễn Văn Chính (Khoa Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Stan BH Tan-Tangbau (SCD, RMIT Việt Nam tại Hà Nội)
Hành chính
Nguyễn Thị Minh Nguyệt (Phòng Hợp tác quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Trần Thuỳ Dương (Khoa Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)