PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo:
- Tiếng Việt: Nhân học
- Tiếng Anh: Anthropology
- Mã số chuyên ngành đào tạo: 60310302
- Tên ngành đào tạo: Nhân học
- Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Nhân học
- Tiếng Anh: The Degree of Master of Arts in Anthropology
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
- Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Nhân học
- Tiếng Anh: The Degree of Master of Arts in Anthropology
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Mục tiêu của chương trình đào tạo
Trên cơ sở tiếp thu một cách có chọn lọc những tri thức cơ bản của các truyền thống nhân học ở các quốc gia phát triển, kế thừa truyền thống đào tạo và nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Nhân học định hướng nghiên cứu có mục tiêu đào tạo các nhà nhân học chuyên nghiệp có khả năng nghiên cứu, giảng dạy, biết vận dụng tri thức và phương pháp nhân học vào giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn, có khả năng hội nhập với cộng đồng nhân học quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể: đào tạo các nhà nhân học chuyên nghiệp có trình độ thạc sĩ có khả năng đảm nhiệm các nhóm công việc sau:
- Nhóm 1: cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các cơ sở nghiên cứu và giáo dục: là những nhà nhân học chuyên nghiệp có kiến thức về lí thuyết và các kĩ năng của nhân học, làm chủ tri thức về các chủ đề cơ bản của ngành học, có khả năng đảm nhiệm công việc nghiên cứu, giảng dạy ở các bậc đại học và sau đại học về con người, văn hóa và xã hội loài người.
- Nhóm 2: cán bộ và viên chức làm việc trong các cơ quan đảng và hệ thống chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học và phương pháp nghiên cứu của nhân học, ví dụ như các cơ quan bảo tàng, khu du lịch, khu bảo tồn, thư viện, v.v.
- Nhóm 3: cán bộ tư vấn và thực hành nhân học: có khả năng đảm nhiệm các công việc ứng dụng phục vụ việc hoạch định và triển khai các chính sách xã hội, như nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động, đánh giá nhu cầu, nghiên cứu điều tra dân tộc học, làm chuyên gia về phát triển cộng đồng, về phát triển xã hội, đảm nhiệm các công việc quản lí và điều hành chương trình/dự án nghiên cứu hoặc ứng dụng liên quan đến tri thức và phương pháp nghiên cứu của nhân học.
- Thông tin tuyển sinh
- Xét tuyển đối với người nước ngoài theo quy chế hiện hành
- Thi tuyển đối với người Việt Nam. Các môn thi tuyển sinh gồm:
+ Môn thi Cơ bản: Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam
+ Môn thi Cơ sở: Nhân học đại cương
+ Môn Ngoại ngữ: chọn 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc (tương đương bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Cử nhân ngành Nhân học hoặc phù hợp với ngành Nhân học
- Cử nhân các ngành gần với Nhân học đã học bổ sung kiến thức
- Danh mục ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần và kiến thức bổ sung
3.3.1. Danh mục ngành đúng và ngành phù hợp: Nhân học, Lịch sử định hướng chuyên ngành Dân tộc học
3.3.2. Danh mục ngành gần và thức bổ sung
- Danh mục các ngành gần: Xã hội học, Công tác xã hội, Tâm lí học, Việt Nam học, Văn hóa học, Chính trị học, Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam, Bảo tàng học và các ngành khác có dưới 40% nội dung và thời lượng khác với ngành Nhân học
- Khối kiến thức bổ túc: Các thí sinh thuộc các ngành gần nêu trên phải hoàn thành chương trình bổ túc kiến thức 12 tín chỉ gồm 04 học phần sau:
TT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1. |
Nhân học đại cương |
3 |
2. |
Các phương pháp nghiên cứu nhân học |
3 |
3. |
Lịch sử và các lý thuyết nhân học |
3 |
4. |
Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam |
3 |
|
Tổng cộng |
12 |
3.4. Dự kiến quy mô tuyển sinh: 20-25 học viên/năm
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Chuẩn về kiến thức chuyên môn, năng lực chuyên môn: các thạc sĩ chuyên ngành Nhân học làm chủ kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành nhân học, biết ứng dụng một cách sáng tạo những kiến thức này vào nghiên cứu, giảng dạy và thực hành chính sách liên quan đến con người, đến thực tiễn phát triển kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa, chính trị, xã hội, phát triển và bảo tồn cùng các vấn đề cơ bản khác của xã hội loài người.
- Có kiến thức cơ bản và nâng cao về Triết học.
- Có kiến thức cơ bản và nâng cao của ngành về các vấn đề Lịch sử và lý thuyết nhân học, Những nội dung nâng cao về phương pháp nghiên cứu nhân học, Các vấn đề tộc người, dân số học tộc người, chính sách tộc người, quan hệ tộc người ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.
- Có kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành, làm chủ và biết ứng dụng một cách sáng tạo những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các chủ đề cơ bản của chuyên ngành, gồm: Tôn giáo và xã hội ở Việt Nam, Văn hóa và xã hội các tộc người thiểu số, Giới, văn hóa, di dân, đói nghèo, phát triển và bảo tồn, Văn hóa, nghệ thuật, văn hóa tộc người, Ngôn ngữ, ngôn ngữ tộc người, Các công cụ và kĩ năng thực hành và phân tích các vấn đề xã hội.
- Về năng lực: Làm chủ những kiến thức và kĩ năng như trên, các thạc sĩ chuyên ngành Nhân học có khả năng thực hiện tốt các công việc ở những vị trí sau:
- Nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, v.v.
- Giảng dạy về nhân học, về văn hóa - xã hội cho các chương trình đào tạo đại học và sau đại học cho các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu.
- Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu, tổ chức đoàn thể, tổ chức quốc tế và phi chính phủ, cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học và phương pháp nghiên cứu của nhân học, ví dụ như các bảo tàng, khu du lịch, khu bảo tồn, thư viện và một số tổ chức đoàn thể khác.
- Đảm nhiệm các công việc ứng dụng phục vụ việc hoạch định và triển khai các chính sách xã hội, như nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động, đánh giá nhu cầu, nghiên cứu điều tra dân tộc học, làm chuyên gia về phát triển cộng đồng, phát triển xã hội, đảm nhiệm các công việc quản lí và điều hành chương trình/dự án nghiên cứu hoặc ứng dụng liên quan đến nhân học.
- Có thể theo học các chương trình đào tạo tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài.
- Chuẩn về kĩ năng: Các thạc sĩ chuyên ngành Nhân học làm chủ và có khả năng vận dụng, thực hành các kĩ năng sau:
- Nắm vững hệ thống các quan điểm và cách tiếp cận nhân học, cách tiếp cận nghiên cứu liên ngành, có năng lực lập luận, tư duy theo cách tiếp cận hệ thống, toàn diện, có khả năng áp dụng tư duy lôgic, tích cực và sáng tạo vào nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa - xã hội, giải quyết các vấn đề học thuật liên quan đến lĩnh vực nhân học nói chung và các vấn đề của thực tiễn xã hội Việt Nam đương đại nói riêng.
- Thực hành tốt các phương pháp nghiên cứu nhân học, cụ thể là quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, đánh giá nhanh, thảo luận nhóm; biết xây dựng, quản lí và triển khai các dự án nghiên cứu lí thuyết và nghiên cứu ứng dụng liên quan đến các vấn đề văn hóa, xã hội, tộc người, tôn giáo tín ngưỡng, kinh tế, phát triển, bảo tồn, xóa đói giảm nghèo, quản lí và sử dụng các nguồn tài nguyên, v.v., trên cơ sở đó có khả năng phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp cho công tác hoạch định và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước và các tổ chức dân sự.
- Chuẩn ngoại ngữ tương đương bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Người có bằng thạc sĩ chuyên ngành Nhân học có các kĩ năng làm việc độc lập, biết tự học hỏi và tự nghiên cứu, có khả năng làm việc theo nhóm, có kĩ năng quản lí thời gian cá nhân, có kĩ năng tổ chức, lập kế hoạch và phân bổ công việc cá nhân, có kĩ năng đặt câu hỏi, có kĩ năng lãnh đạo, có kĩ năng trình bày, thuyết trình và trao đổi công việc chuyên môn.
- Biết sử dụng và làm chủ được các phần mềm vi tính thông dụng và một số phần mền chuyên dụng cho ngành học, biết khai thác các nguồn tài liệu trên Internet và sử dụng được các thiết bị công nghệ phổ thông khác phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và giải quyết các công việc chuyên môn.
- Chuẩn về phẩm chất đạo đức: Các thạc sĩ chuyên ngành Nhân học có tư chất của một nhà nhân học chuyên nghiệp, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức đối với dân tộc, có ý thức phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân, có thái độ trung thực trong khoa học và trong thực hành nhân học.
- Những vị trí việc làm người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
- Nhóm 1: nghiên cứu viên và giảng viên có khả năng đảm nhiệm công việc nghiên cứu, giảng dạy ở các bậc đại học và sau đại học về con người, văn hóa và xã hội loài người, thực hành phát triển và bảo tồn ở các cơ quan bảo tàng, khu du lịch, khu bảo tồn, thư viện, v.v.
- Nhóm 2: viên chức làm việc trong các cơ quan Đảng và hệ thống chính quyền Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học và phương pháp nghiên cứu của nhân học ở trình độ thạc sĩ, v.v.
- Nhóm 3: cán bộ tư vấn và thực hành nhân học có khả năng đảm nhiệm các công việc ứng dụng phục vụ việc hoạch định và triển khai các chính sách xã hội, như nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động, đánh giá nhu cầu, nghiên cứu điều tra dân tộc học, làm chuyên gia về phát triển cộng đồng, về phát triển xã hội, đảm nhiệm các công việc quản lí và điều hành chương trình/dự án nghiên cứu hoặc ứng dụng liên quan đến tri thức và phương pháp nghiên cứu của nhân học ở trình độ thạc sĩ.
- Khả năng học tập nâng cao trình độ: Có khả năng theo học các chương trình đào tạo tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài
- Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo để xây dựng chương trình đào tạo
Ngoài việc tham khảo các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Nhân học của các trường đại học tiên tiến thuộc nhóm 200 trường có thứ hạng hàng đầu thế giới (xem tại:
http://www.topuniversities.com/qs-world-university-rankings), thì Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Nhân học của Trường Nhân học và Khảo cổ học thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nghệ thuật (School of Archaeology and Anthropology at ANU College of Arts and Social Sciences) thuộc Đại học Quốc gia Australia (Australian National University) được trực tiếp sử dụng để xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo nhân học từ trình độ thạc sĩ chuyên ngành Nhân học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Thông tin cụ thể xem tại:
http://archanth.anu.edu.au/graduate-programs
PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 64 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung (Bắt buộc): 8 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ
+ Bắt buộc: 15 tín chỉ
+ Tự chọn: 21/42 tín chỉ
- Luận văn thạc sĩ: 20 tín chỉ
- Khung chương trình đào tạo
TT |
Mã
học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số học phần
tiên quyết |
Lên lớp |
Thực hành |
Tự học |
I |
Khối kiến thức chung |
8 |
|
|
|
|
1 |
PHI5001 |
Triết học (Philosophy) |
4 |
60 |
0 |
0 |
|
2 |
|
Ngoại ngữ cơ bản (chọn 1 trong 5 thứ tiếng) (*) |
|
|
|
|
|
ENG 5001 |
Tiếng Anh cơ bản
(Basic English) |
4 |
35 |
15 |
10 |
|
RUS 5001 |
Tiếng Nga cơ bản
(Basic Russian) |
35 |
15 |
10 |
|
FRE 5001 |
Tiếng Pháp cơ bản
(Basic French) |
35 |
15 |
10 |
|
GER 5001 |
Tiếng Đức cơ bản
(Basic German) |
35 |
15 |
10 |
|
CHI 5001 |
Tiếng Trung cơ bản
(Basic Chinese) |
35 |
15 |
10 |
|
II |
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
36 |
|
|
|
|
II.1 |
Bắt buộc |
15 |
|
|
|
|
3 |
ANT6001 |
Một số vấn đề lịch sử nhân học (Topics in the History of Anthropology) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
4 |
ANT6002 |
Một số vấn đề nâng cao trong nhân học (Advanced Issues in Anthropology) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
5 |
ANT6008 |
Tôn giáo và xã hội ở Việt Nam (Religion and Society in Vietnam) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
6 |
ANT6009 |
Văn hóa và xã hội các tộc người thiểu số ở Việt Nam (Vietnamese Ethnic Minority Societies and Cultures) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
7 |
ANT6010 |
Di dân, đói nghèo và phát triển (Migration, Poverty and Development) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
II.2 |
Tự chọn |
21/42 |
|
|
|
|
8 |
ANT6011 |
Giới và phát triển (Gender and Development) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
9 |
ANT6003 |
Dân số học tộc người (Demographic Ethnology) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
10 |
ANT6019 |
Chính sách dân tộc ở Việt Nam (Introduction to Vietnamese Ethnic Policy) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
11 |
ANT6005 |
Các dân tộc ở châu Á (Ethnic groups in Asia) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
12 |
ANT6006 |
Nhà nước, tộc người và bản sắc địa phương ở Đông Dương (The State, Ethnicity and Local Identities in Indochina) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
13 |
ANT6014 |
Làm phim văn hóa (Filming Cultures) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
14 |
ANT6020 |
Văn hóa, bảo tồn và phát triển
(Culture, Conservation and Development) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
15 |
ANT6013 |
Các nghiên cứu thực hành về phân tích xã hội (Practical Studies in Social Analysis) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
16 |
ANT6015 |
Các vấn đề văn hóa vùng và vùng văn hóa (Some Issues on Regional Cultures and Cultural Regions) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
17 |
ANT6016 |
Luật tục các dân tộc ở Việt Nam (Vietnamese Ethnic Groups’ Customary Laws) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
18 |
ANT6017 |
Nghề thủ công truyền thống các dân tộc ở Việt Nam (Vietnamese Ethnic Groups’ Traditional Handicrafts) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
19 |
ANT6018 |
Ngôn ngữ tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á (Ethnic Languages in Vietnam and Southeast Asia) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
20 |
ANT6007 |
Tộc người và các quan hệ xuyên biên giới ở khu vực Mê-kông (Ethnicity and Crossing-Border Relations in Mekong Region) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
21 |
ANT6021 |
Nghệ thuật các tộc người ở Việt Nam và một số nước châu Á (Ethnic Arts in Vietnam and Related Asian Countries) |
3 |
30 |
15 |
0 |
|
IV |
ANT7002 |
Luận văn thạc sĩ
(MA Thesis) |
20 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
64 |
|
|
|
|
Ghi chú: (*)
Học phần ngoại ngữ cơ bản là học phần điều kiện, có khối lượng 4 tín chỉ, được tổ chức đào tạo chung trong toàn ĐHQGHN cho các học viên có nhu câu và được đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.
Dass dem publikum so wenig vertrauen entgegengebracht, so wenig intelligenz zugesprochen wird, dass gar mit dem in deutschland unvermeidlichen adorno-reflex reagiert wird, lsst eine kurze gegenrede unvermeidlich erscheinen.