Toàn văn bài phát biểu của Dr. FRANK PROSCHAN tại lễ khai giảng năm học 2019-2020

Thứ hai - 14/10/2019 13:42

Bài phát biểu của Dr. FRANK PROSCHAN – Học giả Fulbright tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong lễ khai giảng năm học 2019-2020 ngày 04/10/2019 của khoa Nhân học.

1. Let me begin by thanking everyone at the Department of Anthropology for the warm welcome that you have extended to me over the past month, as I arrived in Hanoi and began my teaching duties here as a Fulbright scholar at the University of Social Sciences and Humanities. Hãy để tôi bắt đầu bằng cách cảm ơn tất cả các thầy cô tại Khoa Nhân học vì sự chào đón nồng nhiệt mà các bạn đã dành cho tôi trong tháng qua, khi tôi đến Hà Nội và bắt đầu nhiệm vụ giảng dạy tại đây với tư cách là học giả Fulbright tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 2. Dr. Nguyễn Văn Sửu and I began corresponding about the Fulbright fellowship in May 2017, almost two-and-a-half years ago – quite a long time. But something else has taken even longer. How can we explain that it has taken me more than thirty years since I first began working in Vietnam until my first cooperation with the Department of Anthropology here at USSH? Tiến sĩ Nguyễn Văn Sửu và tôi bắt đầu trao đổi với nhau về chương trình giảng dạy Fulbright từ tháng 5 năm 2017, gần hai năm rưỡi trước đây – một khoảng thời gian khá lâu. Nhưng một có một vấn đề khác còn mất nhiều thời gian hơn. Làm thế nào để chúng tôi có thể giải thích rằng tôi đã mất hơn ba mươi năm kể từ khi tôi bắt đầu làm việc tại Việt Nam cho đến khi có hợp tác đầu tiên với Khoa Nhân học tại Trường Đại học học Khoa học Xã hội và Nhân văn? 3. In fact, I had the honor to meet the distinguished scholar we have heard about today, Professor Phan Hữu Dật, during my first visit to Hanoi in December 1988. At that time, he was presiding as Rector of Hanoi University,[1] and he welcomed our delegation of 18 U.S. academics who were interested in understanding the reality of Vietnam as it began to embrace an open-door policy after several decades of war and a difficult period of economic hardship and international isolation. Trên thực tế, tôi đã có vinh dự được gặp một học giả xuất sắc mà chúng ta đã nghe hôm nay, Giáo sư Phan Hữu Dật, trong chuyến thăm đầu tiên của tôi đến Hà Nội vào tháng 12 năm 1988. Vào thời điểm đó, ông đang là Hiệu trưởng của Đại học Tổng hợp Hà Nội, và ông đã chào đón chúng tôi, một phái đoàn gồm 18 học giả Hoa Kỳ, những người quan tâm tìm hiểu thực tế của Việt Nam khi đất nước VN bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa sau nhiều thập kỷ chiến tranh và giai đoạn khó khăn về kinh tế và quốc tế cô lập (quốc tế cấm vận). 4. Rector Dật and his colleagues received us at 19 Lê Thánh Tông, and I already knew his name as an expert on the Kmhmu people that I too was researching in the United States for my doctorate in Anthropology. I don’t have my notebooks with me to double-check, but I believe I asked Rector Dật about the University’s work with ethnic minorities, and as we posed for photos after the meeting I recall greeting him in the Kmhmu language – from what I heard later, an anecdote that he too repeated for many years. Hiệu trưởng Phan Hữu Dật và các đồng nghiệp của ông đã gặp gỡ chúng tôi ở 19 phố Lê Thánh Tông, và trước đó tôi đã biết  ông là một chuyên gia về người Khơ Mú và tôi lúc đó cũng đang nghiên cứu ở Hoa Kỳ để lấy bằng tiến sĩ Nhân học. Tôi không mang theo sổ ghi chép của mình để kiểm tra lại, nhưng tôi tin rằng tôi đã hỏi Hiệu trưởng Phan Hữu Dật về nghiên cứu của Nhà trường đối với các dân tộc thiểu số, và khi chúng tôi chụp ảnh sau cuộc họp, tôi nhớ lại, tôi đã chào ông bằng  tiếng Khơ Mú. Từ những gì tôi nghe sau đó, thì việc này đã trở thành một giai thoại mà ông nhắc đi nhắc lại trong nhiều năm. 5. I also remember that after our meeting ended, we were allowed to climb the stairs to the university’s museum of natural history. In 1988, I was working at the Smithsonian Institution, the United States National Museum, and if I’m not misremembering, the university museum had a large stuffed elephant on display, just like the Smithsonian Museum of Natural History back at home. Tôi cũng nhớ rằng sau khi cuộc họp của chúng tôi kết thúc, chúng tôi được mời bước lên cầu thang đi thăm Bảo tàng lịch sử tự nhiên của Trường đại học. Vào năm 1988, tôi đang làm việc tại Viện Smithsonian, Bảo tàng Quốc gia Hoa Kỳ và nếu tôi nhớ không nhầm, thì bảo tàng của Đại học Tổng hợp Hà Nội lúc đó cũng trưng bày một con voi nhồi bông lớn, giống như ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở quê hương tôi. 6. Two weeks later, I returned to Hanoi with a smaller group of only six scholars, a team from the Social Science Research Council who were laying the foundation for what would become a very successful long-term program of international exchange between Vietnamese and North American scholars (with an occasional Australian thrown in for good measure). Hai tuần sau, tôi trở lại Hà Nội với một nhóm nhỏ hơn, chỉ có sáu học giả từ Hội đồng Nghiên cứu Khoa học xã hội Mỹ, những người đang đặt nền móng cho những gì sau đó trở thành một chương trình trao đổi quốc tế rất thành công giữa các học giả Việt Nam và Bắc Mỹ (đôi khi có sự tham gia của một học giả người Úc để nâng cao chất lượng). 7. At that time, I remember, we ventured out to the farthest reaches of Hanoi, even past the Gold Star rubber factory and the Thăng Long tobacco factory, where the new campus of Hanoi University had been planted among the rice paddies. Yet that meeting in January 1989 was my last visit to 336 Nguyễn Trãi until August of this year, when I arrived at USSH to begin my Fulbright fellowship. Why the long gap? Lúc đó, tôi nhớ, chúng tôi đã mạo hiểm đến những nơi xa nhất của Hà Nội, thậm chí qua nhà máy cao su Sao Vàng và nhà máy thuốc lá Thăng Long, nơi khuôn viên mới của Đại học Hà Nội đã được xây dựng giữa những cánh đồng lúa. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ vào tháng 1 năm 1989 là chuyến thăm cuối cùng của tôi tới 336 Nguyễn Trãi cho đến tháng 8 năm nay, khi tôi đến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn để bắt đầu chương trình giảng dạy Fulbright của mình. Tại sao lại có  khoảng trống dài như vậy? 8. In part the explanation is that I was employed at a museum rather than a university, and at that time the primary duty of the university was to teach undergraduates, if my memory is correct. Professor Phan Huy Lê had just established the Center for Vietnam Research Cooperation – the precursor to VNU Institute of Vietnamese Studies and Development Sciences today[2] to facilitate international academic exchanges, but I think it is fair to say that university lecturers were busy teaching and had little time for research, which was assigned instead to the Vietnam Committee for Social Sciences,[3] as it was then called. Một trong các lý do là tôi đã được tuyển dụng vào một bảo tàng chứ không phải là một trường đại học, và tại thời điểm đó, nhiệm vụ chính của trường đại học là dạy cho sinh viên, nếu trí nhớ của tôi là chính xác. Giáo sư Phan Huy Lê vừa thành lập Trung tâm Hợp tác nghiên cứu Việt Nam (Tiền thân của Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển ở Đại học Quốc gia Hà Nội hôm nay) để tạo điều kiện trao đổi học thuật quốc tế, nhưng tôi nghĩ thật công bằng khi nói rằng các giảng viên đại học lúc đó bận rộn giảng dạy và có ít thời gian nghiên cứu, vì công việc nghiên cứu được giao cho Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, hiện nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 9. As a museum researcher rather than a professor, it thus made sense for me to work with the Institute of Ethnology,[4] where I had the great fortune to meet Vietnam’s other expert on Kmhmu ethnology, Professor Đặng Nghiêm Vạn, who later became the Director of VASS Institute for Religious Studies. Returning to the U.S., I wrote a proposal to invite several Vietnamese researchers to the Smithsonian Institution for short-term international visitor programs, and Professor Vạn was my guest in 1989 for six weeks in Washington – and in California, where he was pleased to conduct informal field research among Kmhmu Americans. Là một nhà nghiên cứu bảo tàng chứ không phải là giáo sư, do đó, thật hợp lý khi tôi làm việc với Viện Dân tộc học, nơi tôi có may mắn được gặp một chuyên gia dân tộc học Việt Nam nghiên cứu về người Kmhmu, đó là Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn, người sau này là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Trở về Mỹ, tôi đã viết một đề nghị mời một số nhà nghiên cứu Việt Nam đến Viện Smithsonian theo các chương trình trao đổi học giả quốc tế ngắn hạn, và Giáo sư đã là khách mời của tôi vào năm 1989 trong sáu tuần tại Washington - và ở California, nơi ông đã hứng thú thực hiện nghiên cứu điền dã một cách không chính thức về người Mỹ Khơ Mú. 10. Under the same project, I was able to host Dr. Nguyễn Văn Huy, who was then the founding Director of VASS Meseum of Ethnology, and Dr. Nguyễn Tấn Đắc at the Smithsonian, and so when I managed to visit Vietnam for the second time in 1990, Vạn and Huy made great efforts to facilitate my first ethnographic and folklore field research with Kmhmu in Nghĩa Lộ, in what was then Hoàng Liên Sơn Province. 11. I recall laughing with Vạn as we sat together on the floor of a Kmhmu stilt house in Nghĩa Lộ, where he had last been in 1968, while American bombs were raining from the sky. Here he was barely twenty years later with an American researcher of Kmhmu, once again visiting the same village, but under more peaceful conditions! Cũng trong dự án này, tôi đã có thể tiếp đón Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, người sau này là Giám đốc thành lập Bảo tàng Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,   và Tiến sĩ Nguyễn Tấn Đắc tại Smithsonian, và vì vậy khi tôi đến thăm Việt Nam lần thứ hai vào năm 1990, ông Vạn và ông Huy đã hỗ trợ rất nhiều để tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu dân tộc học và văn hóa dân gian về người Khơ Mú  ở Nghĩa Lộ, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc Yên Bái). Tôi nhớ lại một câu chuyện vui với GS Vạn,  khi chúng tôi ngồi cùng nhau trên sàn của một ngôi nhà sàn của người Khơ Mú ở Nghĩa Lộ, nơi ông Vạn đã đến vào năm 1968, khi bom Mỹ đang mưa trên bầu trời. Thế mà cũng tại nơi đây, gần hai mươi năm sau, Ông cùng với một nhà nghiên cứu người Mỹ về người Khơ Mú, một lần nữa đến thăm ngôi làng này, nhưng trong một khung cảnh hòa bình hơn! 12. And in the same way, thirty years after my first visit to the campus of what soon became the University of Social Sciences and Humanities, I return now as a Fulbright scholar. The rice fields seem to have disappeared, and this is now the center of Hanoi rather than its farthest reaches, but I am pleased to be here and to be a member of the Department of Anthropology. My thanks to all my colleagues, who have welcomed me so warmly, and congratulations to all the students who are entering the department as undergraduates. Rest assured, you have chosen wisely, and the work of anthropology is even more important today than it was thirty years ago. Best wishes to all. Và theo cách tương tự, ba mươi năm sau chuyến thăm đầu tiên khuôn viên mà giờ đây là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tôi trở lại với tư cách là một học giả Fulbright. Những cánh đồng lúa dường như đã biến mất, và đây là trung tâm của Hà Nội chứ không phải là nơi xa nhất như ngày nào, tôi rất vui khi được ở đây và là thành viên của Khoa Nhân học. Tôi cảm ơn tất cả các đồng nghiệp của tôi, những người đã chào đón tôi rất nồng nhiệt, và chúc mừng tất cả các bạn đã trở thành sinh viên đại học của Khoa Nhân học. Hãy yên tâm, bạn đã lựa chọn một cách khôn ngoan, và công việc của nhân học ngày nay thậm chí còn quan trọng hơn so với ba mươi năm trước. Tôi xin được gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả các quý vị và các bạn sinh viên. [1] Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội [2] Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam [3] Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam [4] Viện Dân tộc học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây