Hội thảo quốc tế Nhân học và Phát triển ở Việt Nam đương đại

Thứ hai - 28/12/2020 10:06
Hội thảo quốc tế Nhân học và Phát triển ở Việt Nam đương đại
Hội thảo quốc tế Nhân học và Phát triển ở Việt Nam đương đại

Hội thảo quốc tế Nhân học và Phát triển ở Việt Nam đương đại

Hội thảo do Nhà trường và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp phối hợp tổ chức, diễn ra ngày 16/12 vừa qua, là một hoạt động học thuật trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm truyền thống của Khoa Nhân học. Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS Trần Thị Minh Hoà - Phó Hiệu trưởng Nhà trường và các nhà khoa học, nhà quản lý đang công tác trong lĩnh vực hoạt động liên quan đến ngành Nhân học. Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành Nhân học trong nghiên cứu về sự phát triển, tham gia đóng góp về tư vấn và xây dựng chính sách cho phát triển. Theo đó, ngành Nhân học trên thế giới có lịch sử lâu đời, có vị trí và vai trò quan trọng trong nghiên cứu về con người và xã hội. Tại Việt Nam, ngành Nhân học quan tâm nghiên cứu về con người dưới các góc độ kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường gắn với phát triển với các địa bàn cụ thể vùng núi, đô thị, ven biển. Thực tế cho thấy, trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, các chính sách phát triển được hiện thực hóa thành các chương trình, dự án phát triển, và ở các địa bàn khác nhau đã tạo ra những thành công ấn tượng ở tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng để lại các tác động không nhỏ với môi trường, văn hóa - xã hội ở các cộng đồng. Những mặt trái, thách thức của phát triển đã được nghiên cứu nhưng cũng cần được tiếp cận, tiếp tục nhận diện, phân tích hiệu quả hơn với sự đóng góp, phối hợp của nhiều thực thể khác nhau trong đó có ngành Nhân học. Bằng hệ thống lý luận, phương pháp luận liên ngành, ngành Nhân học khẳng định vai trò trong phân tích, lý giải sự phát triển. Các nhà nhân học còn ứng dụng phương pháp nhân học, cung cấp tri thức thực tiễn để rút ngắn khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn, tham gia xây dựng, triển khai các chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành Nhân học trong nghiên cứu về sự phát triển, tham gia đóng góp về tư vấn và xây dựng chính sách cho phát triển. Theo đó, ngành Nhân học trên thế giới có lịch sử lâu đời, có vị trí và vai trò quan trọng trong nghiên cứu về con người và xã hội. Tại Việt Nam, ngành Nhân học quan tâm nghiên cứu về con người dưới các góc độ kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường gắn với phát triển với các địa bàn cụ thể vùng núi, đô thị, ven biển. Thực tế cho thấy, trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, các chính sách phát triển được hiện thực hóa thành các chương trình, dự án phát triển, và ở các địa bàn khác nhau đã tạo ra những thành công ấn tượng ở tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng để lại các tác động không nhỏ với môi trường, văn hóa - xã hội ở các cộng đồng. Những mặt trái, thách thức của phát triển đã được nghiên cứu nhưng cũng cần được tiếp cận, tiếp tục nhận diện, phân tích hiệu quả hơn với sự đóng góp, phối hợp của nhiều thực thể khác nhau trong đó có ngành Nhân học. Bằng hệ thống lý luận, phương pháp luận liên ngành, ngành Nhân học khẳng định vai trò trong phân tích, lý giải sự phát triển. Các nhà nhân học còn ứng dụng phương pháp nhân học, cung cấp tri thức thực tiễn để rút ngắn khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn, tham gia xây dựng, triển khai các chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước.   Tại phiên khai mạc, hội thảo đã nghe 03 báo cáo đề dẫn: Nhân học với việc xây dựng chính sách dân tộc (PGS.TS Lâm Bá Nam trình bày); Nguồn lực văn hoá và phát triển cộng đồng: Một tiếp cận nhân học (PGS.TS Nguyễn Văn Chính trình bày); Nhân học và phát triển (TS. Emmanuel Pannier trình bày).
Hội thảo chia làm 02 tiểu ban: Các vấn đề kinh tế, xã hội và phát triển dưới góc nhìn Nhân học và Các vấn đề văn hoá, môi trường và phát triển dưới góc nhìn Nhân học.
Hội thảo nhằm tạo diễn đàn để các nhà nhân học, chuyên gia phát triển chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới liên quan tới vấn đề Nhân học và phát triển ở Việt Nam, qua đó bàn về triển vọng, đề xuất giải pháp, kiến nghị, thúc đẩy tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả nghiên cứu, chất lượng đào tạo và khả năng ứng dụng Nhân học để giải quyết các vấn đề thực tiễn phát triển của Việt Nam hiện nay và tương lai.
Nguồn: https://www.ussh.vnu.edu.vn/vi/news/khoa-hoc/hoi-thao-quoc-te-nhan-hoc-va-phat-trien-o-viet-nam-duong-dai-20718.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây