Seminar khoa học thường kỳ: "Ngôn ngữ và quá trình hình thành chủ thể đạo đức: Giáo dục Phật giáo cho trẻ em tại TP Hồ Chí Minh"

Thứ bảy - 13/10/2018 09:43

SEMINAR KHOA HỌC THƯỜNG KỲ Ngày 18/12/2018, tại A313 Khoa Nhân học đã diễn ra seminar khoa học với chủ đề: Ngôn ngữ và quá trình hình thành chủ thể đạo đức: Giáo dục Phật giáo cho trẻ em tại TP Hồ Chí Minh của diễn giả: ThS. Nguyễn Mạnh Đạt hiện là ứng cử viên tiến sĩ (Ph.D. Candidate) khoa Nhân học tại Đại học Boston.

ThS. Nguyễn Mạnh Đạt trình bày nghiên cứu ThS. Nguyễn Mạnh Đạt trình bày nghiên cứu Nghiên cứu của anh tập trung về giáo dục đạo đức Phật giáo cho giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài nghiên cứu trên, anh cũng đã tìm hiểu về an sinh xã hội, gia đình và giới trong bối cảnh Việt Nam sau Đổi Mới. Một số bài nghiên cứu của anh đã nhận được giải thưởng từ Nhóm Việt Nam Học (Vietnam Studies Group) và Hội Đồng Đông Nam Á (Southeast Asia Council) của Hiệp Hội Châu Á Học (Association for Asian Studies) ở Hoa Kỳ. Dựa trên dữ liệu thu thập từ các trang truyền thông và nghiên cứu thực tế tại một lớp học Phật giáo dành cho trẻ em từ 3-13 tuổi do một ngôi chùa mang tư tưởng tiến bộ và thân thiện với giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, bài thuyết trình này sẽ tìm hiểu về giáo dục đạo đức qua lăng kính “xã hội hóa bằng ngôn ngữ” (language socialization). Tập trung vào các hoạt động tương tác ngôn ngữ giữa Tăng Ni, trẻ em và phụ huynh, bài thuyết trình đi sâu vào tìm hiểu về cách thức những hoạt động giáo dục Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần giữ gìn và chuyển hóa linh hoạt các giá trị đạo đức truyền thống như: lòng hy sinh, hiếu thảo, kính trên nhường dưới … để những giá trị này trở thành một phần thiết yếu của tầng lớp trung lưu mới nói riêng và của cộng đồng Phật giáo mới nói chung. Về mặt lý thuyết nhân học, người viết sử dụng phương pháp và những lý thuyết mới của nhân học ngôn ngữ (linguistic anthropology) cũng như nhân học đạo đức (anthropology of ethics and morality) để làm rõ hơn quá trình hình thành chủ thể đạo đức (ethical subjectivity); đồng thời, xem xét lại cách nhìn của Pierre Bourdieu về ảnh hưởng của giáo dục đến tâm thế hành vi (habitus) của trẻ em. ThS. Nguyễn Mạnh Đạt trình bày nghiên cứu Các giảng viên, học viên, sinh viên quan tâm tham dự

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây