CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH NHÂN HỌC

Thứ hai - 23/07/2018 14:27
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH NHÂN HỌC
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH NHÂN HỌC
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
  1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo
  • Tên chuyên ngành đào tạo:
  • Tên tiếng Việt: Nhân học
  • Tên tiếng Anh : Anthropology
  • Mã số chuyên ngành đào tạo: 9310302.01
  • Tên ngành đào tạo:
  • Tên tiếng Việt: Nhân học
  • Tên tiếng Anh: Anthropology
  • Trình độ đào tạo: Tiến sĩ
  • Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
  • Tên tiếng Việt: Tiến sĩ Nhân học
  • Tên tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Anthropology
  • Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  1. Mục tiêu của chương trình đào tạo
    • Mục tiêu chung : Trang bị những tri thức, cách tiếp cận lý thuyết, các công cụ nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ về nhân học đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề khoa học, công nghệ và thực tiễn xã hội hiện nay và trong tương lai.
    • Mục tiêu cụ thể : Trang bị cho người học những tri thức, cách tiếp cận lý thuyết và công cụ nghiên cứu về các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội ở Việt Nam và trên thế giới để đào tạo người học trở thành các nhà nhân học chuyên nghiệp có trình độ cao, có khả năng nghiên cứu, giảng dạy và thực hành nhân học, có tư duy phản biện, biết ứng dụng những tri thức và phương pháp nghiên cứu của nhân học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn đất nước và xã hội loài người hiện nay và trong tương lai.
 
  1. Thông tin tuyển sinh
    • Hình thức tuyển sinh:
  • Đối tượng từ thạc sĩ: xét hồ sơ chuyên môn theo quy định hiện hành của ĐHQGHN
  • Đối tượng từ cử nhân: xét hồ sơ chuyên môn theo quy định hiện hành của ĐHQGHN
    • Đối tượng tuyển sinh:
  1. a) Có lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
  2. b) Có đủ sức khỏe để học tập.
  3. c) Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành Nhân học từ loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ chuyên ngành Nhân học/ Dân tộc học, ngành/chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành Nhân học.
  4. d) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
  5. e) Trong thời hạn 3 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư cua ngành/liên ngành công nhận. Đối vơi những người có bằng thạc sĩ nhưng hoàn thành luận văn thạc sĩ với khối lượng học tập dưới 10 tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ thì phải có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo khoa học.
  6. f) Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lý do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lý do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như sự chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
  7. g) Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét đánh giá người dự tuyển về:
- Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển; - Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh. - Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh
  1. h) Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được ĐHQGHN phê duyệt:
- Có chứng chỉ ngoại ngữ theo Bảng tham chiếu ở Phụ lục 1(Quy chế đào tạo tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành theo Quyết định số 4555/QĐ-ĐHQGHN ngày 24/11/2017  của Giám đốc ĐHQGHN) do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi lấy chứng chỉ tính đến ngày đăng ký dự tuyển; - Bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho chương trình đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; - Có bằng đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài phù hợp với ngoại ngữ yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp. - Trong các trường hợp trên nếu không phải là tiếng Anh, thì người dự tuyển phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh. Hội đồng tuyển sinh thành lập tiểu ban để đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp trong chuyên môn của các thí sinh thuộc đối tượng này.
  1. i) Có công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lí trực tiếp theo quy định hiện hành về đào tạo và bổi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức).
  2. j) Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp,và ngành gần
  • Danh mục ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp: Nhân học, chuyên ngành Dân tộc học, chuyên ngành Lịch sử văn hóa thuộc ngành Lịch sử
  • Danh mục các ngành/chuyên ngành gần: Văn hóa học, Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Công tác xã hội, Việt Nam học.
    • Dự kiến quy mô tuyển sinh: 5 nghiên cứu sinh/năm.
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
  1. Yêu cầu về chất lượng luận án
  2. Luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, có hệ thống, chuyên sâu, mang tính lý luận và thực nghiệm, có những đóng góp mới đối với khoa học và/hoặc thực tiễn, phù hợp với chuyên ngành nhân học. Sau khi tốt nghiệp, người có bằng tiến sĩ chuyên ngành nhân học có khả năng vận dụng những tri thức mang tính chuyên sâu vào giải quyết các công việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến con người và văn hóa - xã hội loài người, giảng dạy về văn hóa và xã hội con người, ứng dụng các phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận của nhân học vào giải quyết hiệu quả các vấn đề của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn văn hóa.
  3. Nghiên cứu sinh phải trình bày nội dung, kế hoạch nghiên cứu trước đơn vị chuyên môn chậm nhất 3 tháng sau khi nhận đề tài luận án và báo cáo kết quả nghiên cứu 6 tháng một lần trong thời gian thực hiện luận án. Những kết quả đánh giá báo cáo là điều kiện để xem xét việc đề nghị cho bảo vệ luận án.
  4. Có cam đoan và chữ ký của nghiên cứu sinh về nội dung luận án
  5. Cấu trúc luận án đảm bảo tối thiểu gồm các phần sau: Mở đầu; Tổng quan tài liệu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Cơ sở lý thuyết; Phương pháp nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu và các phân tích, lý giải; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn và sử dụng trong luận án theo quy định của đơn vị đào tạo; Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh kèm theo văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có); Phụ lục (nếu có).
  6. Tuân thủ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.
  7. Yêu cầu về chất lượng luận án thể hiện qua việc phát hiện, giải quyết những vấn đề mới, đóng góp mới cho khoa học và thực tiễn; đã công bố tối thiểu (trong thời gian làm nghiên cứu sinh) 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó có tối thiểu 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục tạp chí ISI/Scopus hoặc 02 bài báo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có uy tín xuất bản bằng tiếng nước ngoài có phản biện, có mã số ISBN; hoặc hai bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín ở nước ngoài
  8. Luận án được viết bằng tiếng Việt, sử dụng chữ thuộc mã Unicode, loại chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, không quá 300 trang (không kể phụ lục), trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả và phân trích, lý giải nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
  9. Hình thức và cấu trúc của luận án theo Quy chế 4555 của ĐHQGHN (phụ lục 5)
  10. Bản tóm tắt của luận án phản ánh trung thực cấu trúc và nội dung của toàn văn luận án, phải ghi đầy đủ phần kết luận của luận án. Bản thông tin luận án khoảng 3-5 trang bằng tiếng Việt và Tiếng Anh trình bày tóm tắt nội dung chính, kết quả nghiên cứu, đóng góp quan trọng nhất của luận án.
  11. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn
Nắm được những vấn đề cơ bản và chuyên sâu của hệ thống lý thuyết nhân học, các phương pháp nghiên cứu nhân học và các tiếp cận liên ngành, có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và tộc người.           Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các vấn đề: nông thôn, nông nghiệp, nông dân, đô thị và biến đổi đô thị, toàn cầu hóa, di dân, đói nghèo, phát triển, bảo tồn, tri thức địa phương.           Có khả năng vận dụng một cách sáng tạo và độc lập những tri thức nêu trên vào công việc nghiên cứu, giảng dạy và thực hành nhân học.  
  1. Yêu cầu về năng lực nghiên cứu
Tiến sĩ chuyên ngành nhân học là chuyên gia về các vấn đề cơ bản của chuyên ngành, có khả năng tổ chức và triển khai các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy về nhân học, văn hóa - xã hội con người cho các chương trình đào tạo đại học và sau đại học ở các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu. Có khả năng làm việc ở các cương vị lãnh đạo, quản lý và có khả năng triển khai các hoạt động chuyên môn trong các cơ quan nghiên cứu, tổ chức đoàn thể, tổ chức quốc tế và phi chính phủ, cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học và phương pháp nghiên cứu của nhân học. Có khả năng tổ chức, tham gia tổ chức và thực hiện các công việc ứng dụng phục vụ hoạch định và triển khai các chính sách xã hội, như nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động xã hội, đánh giá nhu cầu của người dân, nghiên cứu điều tra dân tộc học; là chuyên gia về phát triển cộng đồng, phát triển xã hội, có khả năng đảm nhiệm các công việc thiết kế, quản lý, điều hành và thực hiện các chương trình/dự án nghiên cứu hoặc ứng dụng liên quan đến nhân học. Có thể tham gia vào các chương trình nghiên cứu và trao đổi học thuật với các đồng nghiệp trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế có mối quan tâm học thuật liên quan đến chuyên môn hẹp của mình.
  1. Yêu cầu về kỹ năng
    1. Các kỹ năng nghề nghiệp:
Có năng lực phân tích, đánh giá và tổng hợp các vấn đề khoa học cơ bản và thực tiễn xã hội liên quan đến chuyên môn nghiên cứu. Có các kỹ năng tư duy sáng tạo, tư duy phản biện khoa học và phản biện chính sách về văn hóa, xã hội và phát triển có liên quan đến chuyên môn. Có các công cụ nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu liên quan đến thu thập tài liệu dân tộc học, bao gồm các kỹ thuật quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, phỏng vấn bán cấu trúc, điều tra bằng bảng hỏi, đánh giá nhanh, thảo luận nhóm. Nắm vững các kỹ thuật cơ bản và chuyên sâu liên quan đến xử lý, tổng hợp, phân tích và diễn giải tài liệu dân tộc học. Có các kỹ năng viết tổng quan khoa học. Có các kỹ năng thuyết trình và thuyết minh các vấn đề khoa học, công bố kết quả nghiên cứu. Có khả năng thiết kế, xây dựng, quản lý và triển khai một cách độc lập và sáng tạo các đề tài/dự án nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng liên quan đến các vấn đề văn hóa, xã hội, tộc người, tôn giáo tín ngưỡng, phát triển, bảo tồn, xóa đói giảm nghèo, quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên, v.v.  Trên cơ sở đó, có khả năng tư vấn, đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp cho công tác hoạch định và thực hiện chính sách.
  1. Các kỹ bổ trợ:
Có các kỹ năng làm việc độc lập và sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, các kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng trình bày sáng tạo, thuyết trình, thuyết minh và trao đổi công việc chuyên môn. Có khả làm chủ các phần mềm vi tính thông dụng và một số phần mềm chuyên dụng cho ngành học, sử dụng thành thạo Internet và email, biết khai thác các nguồn tài liệu trên Internet và sử dụng được các thiết bị văn phòng phổ thông phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và thực hành nhân học.
  1. Yêu cầu về phẩm chất
  • Trách nhiệm công dân: Có lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên; Có phẩm chất chính trị, có ý thức tuân thủ luật pháp, biết sống và làm việc vì xã hội
  • Phẩm chất đạo đức, ý thức và tác phong trong nghề nghiệp, thái độ phục vụ: Có phẩm chất của một con người trung thực; Có phẩm chất của một chuyên gia nhân học chuyên nghiệp, trung thực và sáng tạo trong khoa học và thực hành nhân học.
 
  1. Những v ị trí việc làm các NCS có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
    1. Nhóm 1: Đảm nhiệm các vị trí nghiên cứu ở các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở giáo dục, đào tạo về con người, văn hóa và xã hội loài người
    2. Nhóm 2: Đảm nhiệm các vị trí viên chức làm việc trong các cơ quan Đảng và hệ thống chính quyền Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học và phương pháp nghiên cứu nhân học ở trình độ tiến sĩ.
    3. Nhóm 3: Làm cán bộ tư vấn và thực hành nhân học có khả năng đảm nhiệm các công việc ứng dụng phục vụ việc hoạch định và triển khai các chính sách xã hội, như nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động, đánh giá nhu cầu, nghiên cứu điều tra dân tộc học, làm chuyên gia về phát triển cộng đồng, về phát triển xã hội, đảm nhiệm các công việc quản lí và điều hành chương trình/dự án nghiên cứu hoặc ứng dụng liên quan đến tri thức và phương pháp nghiên cứu của nhân học ở trình độ tiến sĩ.
    4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
          Có khả năng tiếp tục tự nghiên cứu, tự học tập, cập nhật kiến thức về lý luận, phương pháp và thực tiễn phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và thực hành nhân học.
  1. Các chương trình, tài liệu các cơ sở đào tạo tiến sĩ có uy tín của quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo: Chương trình đào tạo Tiến sĩ Nhân học của Đại học Cornell, Mỹ
  PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO  
  1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
  • Tóm tắt yêu cầu chương trình dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ:
Người học phải hoàn thành các học phần của CTĐT Thạc sĩ và các nội dung CTĐT Tiến sĩ. Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 130 tín chỉ, trong đó:
-       Phần 1: Các học phần bổ sung: 40TC
+ Khối kiến thức chung: 4 TC
+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 TC
-       Phần 2: Các học phần, chuyên đề NCS, tiểu luận tổng quan: 20TC
+ Các học phần NCS: 12 TC
+       Học phần bắt buộc: 10TC
+       Học phần tự chọn: 02/24TC
              + Chuyên đề NCS: 06TC
              + Tiểu luận tổng quan 02TC
-       Phần 3: Nghiên cứu khoa học (bắt buộc nhưng không tính số TC trong CTĐT)
-       Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (bắt buộc nhưng không tính số TC trong CTĐT)
-       Phần 5: Luận án tiến sĩ: 70TC
  • Tóm tắt yêu cầu chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần:
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 102 tín chỉ, trong đó:
-       Phần 1: Các học phần bổ sung: 12 TC
+ Học phần bắt buộc: 12 TC
+ Học phần tự chọn: 0 TC
-       Phần 2: Các học phần, chuyên đề NCS, tiểu luận tổng quan: 20TC
+ Các học phần NCS: 12 TC
+       Học phần bắt buộc: 10TC
+       Học phần tự chọn: 02/24TC
              + Chuyên đề NCS: 06TC
              + Tiểu luận tổng quan 02TC
-       Phần 3: Nghiên cứu khoa học (bắt buộc nhưng không tính số TC trong CTĐT)
-       Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (bắt buộc nhưng không tính số TC trong CTĐT)
-       Phần 5: Luận án tiến sĩ: 70TC
 
  • Tóm tắt yêu cầu chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng, phù hợp:
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 90 tín chỉ, trong đó:
-       Phần 1: Các học phần, chuyên đề NCS, tiểu luận tổng quan: 20TC
+ Các học phần NCS: 12 TC
+       Học phần bắt buộc: 10TC
+       Học phần tự chọn: 02/24TC
              + Chuyên đề NCS: 06TC
              + Tiểu luận tổng quan 02TC
-       Phần 2: Nghiên cứu khoa học (bắt buộc nhưng không tính số TC trong CTĐT)
-       Phần 3: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (bắt buộc nhưng không tính số TC trong CTĐT)
-       Phần 4: Luận án tiến sĩ: 70TC
 
  1. Khung chương trình
  • Khung chương trình cho NCS chưa có bằng thạc sĩ:
TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Số giờ tín chỉ HP TQ
Lý thuyết Thực hành Tự học
Phần I: Các học phần bổ sung 40
I. Khối kiến thức chung 4
1. PHI 5001 Triết học (Philosophy) 4 60 0 0
II. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành 36
II.1. Các học phần bắt buộc 15
3. ANT 6001 Một số vấn đề lịch sử nhân học (Topics in the History of Anthropology) 3 30 15 0
4. ANT 6002 Một số vấn đề nâng cao trong nhân học (Advanced Issues in Anthropology) 3 30 15 0
5. ANT6023 Tôn giáo và xã hội ở Việt Nam (Religion and Society in Vietnam) 3 30 15 0
6. ANT6009 Văn hóa và xã hội các tộc người thiểu số ở Việt Nam (Vietnamese Ethnic Minority Societies and Cultures) 3 30 15 0
7. ANT6024 Di dân, đói nghèo và phát triển (Migration, Poverty and Development) 3 30 15 0
II.2. Tự chọn 21/42
8. ANT6025 Giới và phát triển (Introduction to Gender and Development) 3 30 15 0
9. ANT 6003 Dân số học tộc người (Demographic Ethnology) 3 30 15 0
10. ANT 6019 Chính sách dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Introduction to Vietnamese Ethnic Minority Policy) 3 30 15 0
11. ANT6004 Các dân tộc ở châu Á (Ethnic groups in Asia) 3 30 15 0
12. ANT6006 Nhà nước, tộc người và bản sắc địa phương ở Đông Dương (The State, Ethnicity and Local Identities in Indochina) 3 30 15 0
13. ANT6014 Làm phim văn hóa (Filming Cultures) 3 30 15 0
14. ANT6020 Văn hóa, bảo tồn và phát triển (Culture, Conservation and Development) 3 30 15 0
15. ANT6021 Các nghiên cứu thực hành về phân tích xã hội (Practical Studies in Social Analysis) 3 30 15 0
16. ANT6015 Các vấn đề văn hóa vùng và vùng văn hóa (Some Issues on Regional Cultures and Cultural Regions) 3 30 15 0
17. ANT6022 Luật tục các dân tộc ở Việt Nam (Vietnamese Ethnic Groups’ Customary Laws) 3 30 15 0
18. ANT6012 Nghề thủ công truyền thống các dân tộc ở Việt Nam (Vietnamese Ethnic Groups’ Traditional Handicrafts) 3 30 15 0
19. ANT6013 Ngôn ngữ tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á (Ethnic Languages in Vietnam and Southeast Asia) 3 30 15 0
20. ANT6007 Tộc người và các quan hệ xuyên biên giới ở khu vực Mê-kông (Ethnicity and Crossing-Border Relations in Mekong Region) 3 30 15 0
21 ANT6026 Nghệ thuật các tộc người ở Việt Nam và một số nước châu Á (Ethnic Art in Vietnam and Related Asian Countries) 3 30 15 0
Phần II: Các học phần, chuyên đề và tiểu luận tổng quan 20
II.1. Các học phần 12
II.1.1 Các học phần bắt buộc 10
ANT 8026 Sự phát triển của lý thuyết nhân học (Development of Anthropological Thought) 4 20 20 20
ANT 8011 Thiết kế nghiên cứu (Research Design) 3 15 15 15
ANT 8025 Các phương pháp điền dã dân tộc học (Ethnographic Fieldwork Methods) 3 15 15 15
II.1.2 Học phần tự chọn 2/24
ANT 8013 Tính tộc người và bản sắc tộc người (Ethnicity and Ethnic Identity) 2 10 10 10
ANT 8014 Con người và văn hóa khu vực Đông Nam Á (Peoples and Cultures of the Southeast Asia) 2 10 10 10
ANT 8015 Nhân học và toàn cầu hóa (Anthropology and Globalization) 2 10 10 10
ANT 8016 Giới và văn hóa (Gender and Culture) 2 10 10 10
ANT 8017 Nhân học chính trị (Political Anthropology) 2 10 10 10
ANT 8018 Nhân học ẩm thực (Anthropology of Foods) 2 10 10 10
ANT 8019 Văn hóa và biểu tượng (Culture and Symbol) 2 10 10 10
ANT 8020 Nghi lễ và lễ hội (Ritual and Festival) 2 10 10 10
ANT 8021 Một số chủ đề nâng cao trong Nhân học y tế (Advanced Topics in Medical Anthropology) 2 10 10 10
ANT 8022 Tổ chức xã hội các tộc người ở Việt Nam (Social Organisations of Vietnamese Ethnic Groups) 2 10 10 10
ANT 8023 Văn hóa, chính trị và môi trường ở Việt Nam (Culture, Politics, and Environment in Vietnam) 2 10 10 10
ANT 8024 Kinh tế và xã hội các tộc người ở Việt Nam (Socio-Economies of Vietnam’s Ethnic Groups) 2 10 10 10
II.2 Chuyên đề 6
ANT 8027 Chuyên đề 1 2 0 0 30
ANT 8028 Chuyên đề 2 2 0 0 30
ANT 8029 Chuyên đề 3 2 0 0 30
II.3 Tiểu luận tổng quan 2
ANT 8030 Tiểu luận tổng quan (Review Essay) 2 0 0 30
Phần III: Nghiên cứu khoa học
ANT 8031 Nghiên cứu sinh xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các công trình nghiên cứu theo quy định hiện hành của ĐHQGHN đối với NCS
Phần IV: Sinh hoạt chuyên môn, trợ giảng và hỗ trợ đào tạo
ANT 8032 Bộ môn xây dựng lịch sinh hoạt chuyên môn, trợ giảng và hỗ trợ đào tạo cho NCS tham gia và NCS báo cáo kết quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn, trợ giảng và hỗ trợ đào tạo của mình tại Bộ môn, Khoa theo năm học. NCS có trách nhiệm tham gia đầy đủ các sinh hoạt khoa học của Bộ môn, Khoa trong thời gian là NCS của Khoa.
Phần V: Luận án tiến sĩ 70
ANT9001 Luận án tiến sĩ (Doctoral Dissertation) 70 70
Tổng cộng: 130
   
  • Khung chương trình cho NCS có bằng thạc sĩ các ngành gần:
TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Số giờ tín chỉ HP TQ
Lý thuyết Thực hành Tự học
Phần I: Các học phần bổ sung 12
1. ANT1100 Nhân học đại cương (Introduction to Anthropology) 3 39 6
2.   ANT1101 Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam (Ethnic Groups and Ethnic Policy in Vietnam) 3 36 9
3. ANT6001 Một số vấn đề lịch sử nhân học (Topics in the History of Anthropology) 3 30 15 0
4. ANT6002 Một số vấn đề nâng cao trong nhân học (Advanced Issues in Anthropology) 3 30 15 0
Phần II: Các học phần tiến sĩ, chuyên đề và tiểu luận tổng quan 20
I. Các học phần 12
I.1. Học phần bắt buộc 10
ANT 8026 Sự phát triển của lý thuyết nhân học (Development of Anthropological Thought) 4 20 20 20
ANT 8011 Thiết kế nghiên cứu (Research Design) 3 15 15 15
ANT 8025 Các phương pháp điền dã dân tộc học Ethnographic Fieldwork Methods) 3 15 15 15
I.2 Học phần tự chọn 2/24
ANT 8013 Tính tộc người và bản sắc tộc người (Ethnicity and Ethnic Identity) 2 10 10 10
ANT 8014 Con người và văn hóa khu vực Đông Nam Á (Peoples and Cultures of the Southeast Asia) 2 10 10 10
ANT 8015 Nhân học và toàn cầu hóa (Anthropology and Globalization) 2 10 10 10
ANT 8016 Giới và văn hóa (Gender and Culture) 2 10 10 10
ANT 8017 Nhân học chính trị (Political Anthropology) 2 10 10 10
ANT 8018 Nhân học ẩm thực (Anthropology of Foods) 2 10 10 10
ANT 8019 Văn hóa và biểu tượng (Culture and Symbol) 2 10 10 10
ANT 8020 Nghi lễ và lễ hội (Ritual and Festival) 2 10 10 10
ANT 8021 Một số chủ đề nâng cao trong Nhân học y tế (Advanced Topics in Medical Anthropology) 2 10 10 10
ANT 8022 Tổ chức xã hội các tộc người ở Việt Nam (Social Organisations of Vietnamese Ethnic Groups) 2 10 10 10
ANT 8023 Văn hóa, chính trị và môi trường ở Việt Nam (Culture, Politics, and Environment in Vietnam) 2 10 10 10
ANT 8024 Kinh tế và xã hội các tộc người ở Việt Nam (Socio-Economies of Vietnam’s Ethnic Groups) 2 10 10 10
I.3. Chuyên đề 6
ANT 8027 Chuyên đề 1 2 0 0 30
ANT 8028 Chuyên đề 2 2 0 0 30
ANT 8029 Chuyên đề 3 2 0 0 30
I.3 Tiểu luận tổng quan 2
ANT 8030 Tiểu luận tổng quan (Review Essay) 2 0 0 30
  Phần III: Nghiên cứu khoa học
ANT 8031 Nghiên cứu sinh xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các công trình nghiên cứu theo quy định hiện hành của ĐHQGHN đối với NCS
Phần III: Sinh hoạt chuyên môn và trợ giảng
ANT 8032 Bộ môn xây dựng lịch sinh hoạt chuyên môn, trợ giảng và hỗ trợ đào tạo cho NCS tham gia và NCS báo cáo kết quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn, trợ giảng và hỗ trợ đào tạo của mình tại Bộ môn, Khoa theo năm học. NCS có trách nhiệm tham gia đầy đủ các sinh hoạt khoa học của Bộ môn, Khoa trong thời gian là NCS của Khoa.
Phần IV: Luận án tiến sĩ 70
ANT 9002 Luận án tiến sĩ (Doctoral Dissertation) 70 70
Tổng cộng: 102
 
  • Khung chương trình cho NCS có bằng thạc sĩ ngành đúng và ngành phù hợp:
 
TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Số giờ tín chỉ HP TQ
Lý thuyết Thực hành Tự học
Phần I: Các học phần, chuyên đề và tiểu luận tổng quan 20
I.1. Các học phần 12
I.1.1 Các học phần bắt buộc 10
ANT8026 Sự phát triển của lý thuyết nhân học (Development of Anthropological Thought) 4 20 20 20
ANT8011 Thiết kế nghiên cứu (Research Design) 3 15 15 15
ANT8025 Các phương pháp điền dã dân tộc học (Ethnographic Fieldwork Methods) 3 15 15 15
I.2 Học phần tự chọn 2/24
ANT8013 Tính tộc người và bản sắc tộc người (Ethnicity and Ethnic Identity) 2 10 10 10
ANT8014 Con người và văn hóa khu vực Đông Nam Á (Peoples and Cultures of the Southeast Asia) 2 10 10 10
ANT8015 Nhân học và toàn cầu hóa (Anthropology and Globalization) 2 10 10 10
ANT8016 Giới và văn hóa (Gender and Culture) 2 10 10 10
ANT8017 Nhân học chính trị (Political Anthropology) 2 10 10 10
ANT8018 Nhân học ẩm thực (Anthropology of Foods) 2 10 10 10
ANT8019 Văn hóa và biểu tượng (Culture and Symbol) 2 10 10 10
ANT8020 Nghi lễ và lễ hội (Ritual and Festival) 2 10 10 10
ANT8021 Một số chủ đề nâng cao trong Nhân học y tế (Advanced Topics in Medical Anthropology) 2 10 10 10
ANT8022 Tổ chức xã hội các tộc người ở Việt Nam (Social Organisations of Vietnamese Ethnic Groups) 2 10 10 10
ANT8023 Văn hóa, chính trị và môi trường ở Việt Nam (Culture, Politics, and Environment in Vietnam) 2 10 10 10
ANT8024 Kinh tế và xã hội các tộc người ở Việt Nam (Socio-Economies of Vietnam’s Ethnic Groups) 2 10 10 10
II. Chuyên đề 6
ANT8027 Chuyên đề 1 2 0 0 30
ANT8028 Chuyên đề 2 2 0 0 30
ANT8029 Chuyên đề 3 2 0 0 30
III. Tiểu luận tổng quan 2
ANT8030 Tiểu luận tổng quan (Review Essay) 2 0 0 30
Phần II: Nghiên cứu khoa học
ANT8031 Nghiên cứu sinh xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các công trình nghiên cứu theo quy định hiện hành của ĐHQGHN đối với NCS
Phần III: Sinh hoạt chuyên môn, trợ giảng và hỗ trợ đào tạo
ANT8032 Bộ môn xây dựng lịch sinh hoạt chuyên môn, trợ giảng và hỗ trợ đào tạo cho NCS tham gia và NCS báo cáo kết quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn, trợ giảng và hỗ trợ đào tạo của mình tại Bộ môn, Khoa theo năm học. NCS có trách nhiệm tham gia đầy đủ các sinh hoạt khoa học của Bộ môn, Khoa trong thời gian là NCS của Khoa.
Phần IV: Luận án tiến sĩ 70
ANT9001 Luận án tiến sĩ (Doctoral Dissertation) 70 70
Tổng cộng: 90
However, there are still some very significant rules and requirements for essay introduction writing.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây